Việc áp dụng các cách tẩy tế bào chết cho da sẽ giúp sẽ giúp kích thích sản sinh tế bào mới thay thế tế bào cũ đã bị oxi hóa và thúc đẩy sản xuất collagen để cải thiện kết cấu và độ dày của da, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Lợi ích là vậy, nhưng nếu bạn thực hiện việc tẩy tế bào chết sai cách sẽ dễ khiến cho da bị tổn thương. Và hãy xem thử bạn thực hiện việc tẩy tế bào chết đúng cách chưa nhé!

Tẩy tế bào chết là bước chăm sóc da quan trọng và liệu bạn có đang làm đúng?

Loại da nào cũng tẩy tế bào chết giống nhau?

Tẩy tế bào chết là một bước chăm sóc da quan trọng đối với hầu hết các loại da. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn cứ thanh tẩy cơ thể điên cuồng nhé. Nếu da bạn thuộc loại da khô hay da nhạy cảm thì việc lựa chọn cách tẩy tế bào chết cần phải cẩn thận hơn đối với các bạn da thường rất nhiều để tránh việc gây tổn thương cho da.

Cách chăm sóc da từng loại khác nhau thì dĩ nhiên cách tẩy tế bào chết cũng phải khác nhau

Tẩy tế bào chết càng nhiều càng tốt?

Sẽ thật là sai lầm nếu bạn cứ rảnh là tẩy tế bào chết, bởi khi bạn tẩy tế bào chết quá thường xuyên sẽ khiến cho da quá tải và càng dễ dàng bị kích ứng hơn do bị bào mòn. Theo đó, các bạn chỉ nên áp dụng 1 lần/tuần (đối với da thường), 2 lần/tuần (đối với da hỗn hợp và da dầu), 2 tuần đến 1 tháng/1 lần đối với da khô và da nhạy cảm.

Tần xuất tẩy tế bào chết còn tùy thuộc vào tính chất của từng loại da

Tẩy tế bào trên cho mặt là đủ?

Bạn cho rằng mặt là khu vực duy nhất có các tế bào da chết, bụi bẩn… cần được làm sạch. Sự thật là toàn bộ cơ thể chúng ta đều có cơ chế đào thải tế bào cũ giống nhau. Vậy nên, khi bạn tẩy tế bào chết cho mặt thì cũng đừng quên tìm cách tẩy tế bào chết toàn thân phù hợp. Và hãy luôn nhớ rằng, việc tẩy tế bào chết cho mặt và toàn thân là hoàn toàn khác nhau, nên bạn lưu ý sử dụng các dụng cụ và sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp cho từng vùng da trên cơ thể nhé.

Mặt hay body không phải đều là của bạn cả sao, vậy tại sao lại chỉ có tẩy tế bào chết mình mặt thôi?

Có thể tẩy tế bào chết bất cứ lúc nào?

Nếu bạn tẩy tế bào chết khi da đang nổi quá nhiều mụn hoặc đang bị kích ứng hoặc phát ban… thì đẹp đâu chưa thấy chỉ thấy tình trạng da càng trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi. Vậy nên, thay vì lựa chọn việc tẩy tế bào chết hóa học thì bạn hãy chọn cách tẩy tế bào chết từ tự nhiên dịu nhẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng mà mà không khiến da bị tổn thương hoặc để yên tâm hơn thì bạn nên đợi da phục hồi hẳn trước khi quyết định “thanh tẩy làn da”.

Nếu da bị tổn thương thì hãy phục hồi da trước khi tẩy tế bào chết bạn nhé!

Tẩy tế bào chế khi da khô hay ướt đều được?

Da bạn có thể sẽ bị tổn thương, ngứa rát hoặc phát ban nếu bạn cứ “ngoan cố” tẩy tế bào chết khi da còn khô. Hãy luôn làm sạch da mặt với nước ấm sau đó mới bắt đầu quá trình tẩy tế bào chết để giảm thiểu nguy cơ khiến da bị tổn thương.

Chỉ tẩy tế bào chết khi da ướt để hạn chế tổn thương da

Tẩy tế bào chết là xong?

Tẩy tế bào chết thì da sẽ đẹp? Đúng nhưng chưa đủ bởi khi bạn tẩy tế bào chết thì không chỉ tế bào cũ bị loại bỏ mà ngay cả lớp dầu tự nhiên giúp da ẩm mềm cũng biến mất. Vậy nên, ngay sau khi tẩy tế bào chết xong hãy “cấp nước” ngay cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm hoặc mặt nạ dưỡng phù hợp nếu không muốn da bị khô và dễ bị kích ứng.

Chỉ tẩy tế bào chết không thể làm nên “tất cả”!

Bạn có thấy mình tẩy tế bào chết đúng cách như trên không? Nếu có thì bạn là chuyên gia rồi đấy!

Nguồn tham khảo: 7 Bí quyết tẩy tế bào chết đúng cách, an toàn