Mịn màng lên trông thấy nhờ 5 phương pháp tẩy da chết cho bàn chân này

Chỉ cần được tẩy da chết chân đúng cách, gót chân và lòng bàn chân của bạn sẽ trở nên mịn màng trong chớp mắt. Bỏ túi ngay 5 cách sau cùng trangda nhé!

Mịn màng lên trông thấy nhờ 5 phương pháp tẩy da chết cho bàn chân này
8 phương pháp tẩy da chết cho bàn chân (Nguồn: Pexels)

Các cô gái chắc hẳn đều ít nhất một lần cảm thấy khó chịu vì gót chân khô ráp. Đó là vì bạn chưa thực sự quan tâm đến việc tẩy tế bào chết cho bàn chân. Chỉ cần được tẩy da chết chân đúng cách, gót chân và lòng bàn chân của bạn sẽ trở nên mịn màng trong chớp mắt. Bỏ túi ngay 5 cách sau cùng trangda nhé!

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng da chết bàn chân?

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng da chết bàn chân? (Nguồn: Pexels)

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành da chết trên bàn chân. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất chính là vì thiếu độ ẩm. Khi bàn chân của bạn liên tục mang những đôi giày hoặc vớ kín sẽ tạo ra một môi trường nóng ẩm. Độ ẩm và nhiệt thu hút độ ẩm từ da bàn chân gây khô da và da chết ở bàn chân. Hoặc khi bạn sử dụng những đôi giày không phù hợp, vô tình gây áp lực lên đôi bàn chân, tạo ra ma sát. Kết quả là da bị khô, dẫn đến tình trạng nứt nẻ và bong tróc. Da chết cũng hình thành nếu như bạn không thường xuyên tẩy da chết chân đều đặn.

Ngoài những trường hợp trên thì da chết có thể gây ra đau rát, chảy máu nếu như đôi bàn chân của bạn bị nhiễm trùng, hoặc mắc các bệnh liên quan. Hãy gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

5 Phương pháp tẩy tế bào chết da chân

1. Dùng đá bọt tẩy tế bào chết da chân hiệu quả

Dùng đá bọt tẩy tế bào chết da chân hiệu quả (Nguồn: Internet)

Bạn có thể tìm mua dễ dàng đá bọt (còn được gọi là đá nham thạch tự nhiên) ở các siêu thị. Cách tẩy tế bào chết da bàn chân bằng đá bọt cũng vô cùng đơn giản.

Đầu tiên, bạn cần ngâm chân và đá bọt vào nước ấm khoảng 10 phút để làm mềm da. Sau đó, nhẹ nhàng di chuyển đá theo hình tròn trên da chân để tẩy tế bào chết. Nếu đang có vết thương hở thì hạn chế không để đá chạm vào sẽ gây đau và dễ nhiễm trùng. Sau khi tẩy tế bào chết, bạn bôi thêm lotion dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng da là hoàn tất.

2. Dùng sáp paraffin tẩy tế bào chết da chân

tẩy tế bào chết da chân
Dùng sáp paraffin tẩy tế bào chết da chân (Nguồn: Internet)

Tẩy tế bào chết bàn chân bằng sáp paraffin là cách làm quen thuộc của các tiệm nails. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm mua sáp paraffin và tẩy tế bào chết ngay tại nhà khá đơn giản. Đầu tiên, bạn đun nóng để sáp tan đều và nhúng chân vào. Bạn hoàn toàn yên tâm vì nhiệt độ nóng chảy của sáp paraffin không đủ làm bỏng da. Khi đã nhúng đều sáp lên chân, bạn dùng một túi nilong để bọc chân lại. Chờ đến khi lớp sáp cứng lại thì bạn gỡ bỏ. Sáp sẽ lấy đi toàn bộ da chết và trả lại cho bạn làn da mịn màng.

3. Dùng hạt scrub tẩy tế bào chết da chân

Dùng hạt scrub tẩy tế bào chết da chân (Nguồn: Internet)

Bạn sẽ tìm được trên thị trường rất nhiều các sản phẩm chuyên dụng để tẩy tế bào chết có dạng các hạt scrub. Hoặc bạn cũng có thể tự làm hạt scrub tại nhà bằng các pha loãng muối biển, dầu em bé và nước chanh. Khi được chà xát lên da, các hạt scrub sẽ tẩy tế bào chết cho da của bạn. Bạn có thể dùng tay hoặc bông tắm để chà hạt scrub tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, các hạt scrub có thể làm tổn thương da nên hãy thật nhẹ tay nhé!

4. Dùng bột yến mạch tẩy tế bào chết da chân

tẩy tế bào chết da chân
Dùng hạt scrub tẩy tế bào chết da chân (Nguồn: Internet)

Bột yến mạch không chỉ được dùng làm mặt nạ mà còn sử dụng để tẩy tế bào chết bàn chân rất hiệu quả. Đầu tiên, bạn trộn đều bột yến mạch với một ít sữa tươi. Sau đó, chà xát hỗn hợp lên chân trong khoảng 20 phút trước khi rửa lại bằng nước lạnh. Thực hiện mỗi ngày kết hợp cùng kem dưỡng ẩm, bàn chân của bạn sẽ trở nên mịn màng đáng kể.

5. Dùng muối Epsom tẩy tế bào chết da chân

Dùng muối Epsom (Nguồn: Internet)

Muối Epsom là một dạng tinh thể của hợp chất khoáng magie sulfate. Việc của bạn chỉ là hòa tan muối Epsom trong nước ấm và ngâm chân mà thôi. Nó giúp bạn tẩy tế bào chết sạch sẽ và cải thiện tình trạng khô ráp, nứt nẻ gót chân. Trong thời gian ngâm chân khoảng 20 phút, bạn có thể làm việc hoặc đọc sách để thư giãn.

5 cách tẩy tế bào chết da bàn chân mà trangda vừa bật mí đều là những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp nhiều cách và áp dụng 2 – 3 lần trong tuần. Chắc chắn đôi bàn chân mịn màng như ý sẽ “về đội bạn” nhanh chóng thôi.

Nguồn tham khảo: Mịn màng nhờ 8 phương pháp tẩy tế bào chết da chân | Đẹp365


Share Tweet Send
0 Comments
Loading...