Mụn đầu đen có tự hết được không? Và cách trị mụn đầu đen hiệu quả

Mụn đầu đen có tự hết được không? Và cách trị mụn đầu đen hiệu quả

“Mụn đầu đen có tự hết được không? Nếu không thì trị như thế nào vì nó khiến gương mặt của tôi trông kém thẩm mỹ?” là câu hỏi mà nhiều bạn đã gửi đến hộp thư của "Trắng Da". Để xua tan nỗi lo này, chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật mọi vấn đề xoay quanh “mụn đầu đen có tự hết được không” dưới bài viết này. Nào, cùng nhau tìm hiểu nhé!

Mụn đầu đen có tự hết được không?

Da sản xuất bã nhờn (hoặc dầu) một cách tự nhiên là việc cần thiết để giữ nước cho da. Tuy nhiên, khi da sản xuất nhiều bã nhờn dư thừa thì da chết cùng các tạp chất có thể bị mắc kẹt bên trong lỗ chân lông và gây tắc nghẽn. Khi các lỗ chân lông bị tắc này mở ra, các tạp chất bên trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa, chuyển sang màu nâu sẫm hơn, đen hoặc xám, từ đó hình thành mụn đầu đen. Vậy thì mụn đầu đen có tự hết được không?

Mụn đầu đen thường là một dạng mụn cứng đầu, tuy nhiên trong một số trường hợp chúng sẽ biến mất theo thời gian nhưng có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Tẩy tế bào chết cho da thường xuyên (1 – 2 lần/tuần) có thể giúp làm sạch mụn đầu đen và thậm chí giúp ngăn ngừa mụn mới hình thành.

Trường hợp thường thấy là mụn đầu đen vẫn nguyên như vậy cho đến khi chúng được “nhổ ra”. Nếu không mụn đầu đen có thể biến thành mụn bọc. Do đó, khi bạn thấy mụn đầu đen bắt đầu xuất hiện, hãy áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ với Axit Salicylic, Lưu huỳnh hoặc các phương pháp dưới đây.

mụn đầu đen
Mụn đầu đen thường tập trung ở vùng chữ T vì đây là khu vực có nhiều dầu thừa (Nguồn: Internet)

Mụn đầu đen có nên nặn hay không?

Nếu bạn bị mụn đầu đen, bạn có thể nhận thấy rằng chúng phổ biến nhất ở vùng chữ T, nơi có xu hướng tiết nhiều dầu hơn các vùng khác trên khuôn mặt. Và như chúng ta tìm được câu trả lời cho vấn đề “mụn đầu đen có tự hết được không?” ở phía trên. Tuy nhiên, thay vì chờ đợi vài tháng đến nhiều năm để mụn tự “rụng” thì có thể nặn hay không?

Câu trả lời là “được”. Bởi vì không giống như mụn đầu trắng, mụn đầu đen có thể được lấy ra từ khi chúng còn mở và không làm vỡ da. Nhưng nếu bạn muốn loại bỏ mụn đầu đen, hãy nhờ chuyên gia gia liễu hoặc thẩm mỹ viện uy tín,  vì việc tự ý nặn có thể khiến tạp chất lan rộng gây tổn thương, hoặc để lại vết thâm, rỗ.

nặn mụn đầu đen
Không nên tự ý nặn mụn tại nhà vì có thể khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn (Nguồn: Internet)

5 Cách trị mụn đầu đen chắc chắn bạn nên thử

“Mụn đầu đen có thể tự hết được không?” – Có, nhưng thay vì chờ đợi thì bạn hãy thử các cách sau đây để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, không tì vết.

#1 Dùng dầu tẩy trang trị mụn đầu đen

Có thể bạn đã biết, việc sản xuất dầu dư thừa khiến các lỗ chân lông trên mặt dễ bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, cặn bã và gây ra mụn đầu đen. Do đó, bạn cần bổ sung dầu tẩy trang vào các bước dưỡng da vì:

  • Dễ dàng loại bỏ mỹ phẩm, tạp chất và bụi bẩn trên da để giảm kích ứng hoặc lão hóa không mong muốn.
  • Loại bỏ hoặc giảm sự tích tụ da chết.
  • Kiểm soát bã nhờn hoặc lượng dầu dư thừa không mong muốn.
  • Giảm nguy cơ xuất hiện mụn đầu đen hoặc mẩn đỏ.
  • Thúc đẩy đổi mới tế bào.

Cách làm

  • Đầu tiên, bạn cần rửa tay thật sạch.
  • Tiếp đến, bạn cho dầu tẩy trang ra tay và bôi lên da kết hợp massage nhẹ nhàng để làm sạch lớp trang điểm/kem chống nắng và bụi bẩn.
  • Sau đó, bạn vệ sinh da lại với sữa rửa mặt và nước ấm để loại bỏ dầu tẩy trang.
  • Cuối cùng, bạn tráng da mặt lại với nước mát nước để se lỗ chân lông và dùng khăn bông mềm thấm khô da.

Tần suất thực hiện

  • Thực hiện mỗi buổi tối để làm sạch các nốt mụn đầu đen hiện có và ngăn chặn mụn mới hình thành.
dùng dầu tẩy trang
Bạn cũng có thể cho dầu tẩy trang ra bông và lau khắp khuôn mặt (Nguồn: Internet)

#2 Trị mụn đầu đen với mặt nạ đất sét

“Mụn đầu đen có thể tự hết được không?” – Trong một số trường hợp, mụn đầu đen không tự hết mà còn phát triển thành mụn bọc. Vì vậy, hãy thêm mặt nạ đất sét vào quá trình skincare của bạn vì những lợi ích này:

  • Đất sét có khả năng độc đáo để hấp thụ dầu thừa trên bề mặt da mà không ảnh hưởng đến quá trình dưỡng ẩm cần thiết.
  • Hãy coi đất sét giống như một nam châm hút các chất độc và vi khuẩn ra khỏi lỗ chân lông của bạn.
  • Ngăn ngừa các dạng mụn trứng cá nhẹ như mụn nhọt, mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

Cách làm

  • Sau khi đã vệ sinh da mặt bằng cách tẩy trang, sữa rửa và toner thì bạn tiến hành đắp nạ đất sét.
  • Bạn trộn một lượng bột đất sét với nước ấm sao cho khuấy đều thành hỗn hợp sánh mịn.
  • Tiếp đến, bạn bôi lên da khi hỗn hợp còn ấm để hơi nóng đào thải mồ hôi, lượng dầu dư thừa và chất bẩn bên trong lỗ chân lông ra ngoài.
  • Bạn nằm yên thư giãn cho đến khi mặt nạ đất sét có dấu hiệu hơi đông lại thì rửa mặt sạch với nước mát.

Tần suất thực hiện

  • 2 – 3 lần/tuần.
mụn đầu đen có tự hết không
Mặt nạ đất sét lành tình và phù hợp cho mọi loại da (Nguồn: Internet)

#3 Sử dụng serum trị mụn

Để đẩy nhanh quá trình loại bỏ mụn đầu đen, việc dùng serum trị mụn là lời giải cho vấn đề “Mụn đầu đen có thể tự hết được không?” bởi sự tiện lợi và mang đến hiệu quả nhanh chóng. Nhưng vì sao lại là serum mà không phải các loại kem dưỡng khác?

  • Giảm kích thước của các lỗ chân lông mở, do đó làm phát sinh ít mụn đầu đen và mụn đầu trắng hơn.
  • Kết cấu da của bạn sẽ cải thiện đáng kể nhờ hàm lượng collagen và Vitamin C, trở nên săn chắc và mịn màng hơn, mang đến làn da trẻ trung hơn rõ rệt.
  • Giúp da ít bị viêm nhiễm, mẩn đỏ và khô ráp hơn, làn da trông tươi mát và ẩm mịn như sương.
  • Làm mờ đốm nâu, thâm, sẹo, mụn một cách dịu nhẹ không sử dụng chất lột tẩy và hóa chất độc hại.

Cách làm

  • Sử dụng serum sau khi đã làm sạch và dưỡng da với mặt nạ đất sét.
  • Bạn cho serum ra tay hoặc chấm trực tiếp lên khu vực cần điều trị và thoa nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da.

Tần suất thực hiện

  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
dùng serum
Serum có khả năng thấm vào da tốt hơn nên phù hợp dành cho da bị mụn và nhạy cảm (Nguồn: Internet)

#4 Dùng kem đánh răng

"Trắng Da" cũng nhận được một số câu hỏi, chẳng hạn như “Mụn đầu đen có tự hết được không? Nếu không, kem đánh răng có giúp ích?”.

Hầu hết các loại kem đánh răng đều chứa hỗn hợp silica, canxi cacbonat, sorbitol, glycerol, florua và natri lauryl sulfat – cùng với các thành phần kháng khuẩn như triclosan có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm.

Cách làm

  • Làm sạch vùng da bị mụn đầu đen với nước ấm để làm nở lỗ chân lông.
  • Bạn thoa 1 lớp mỏng kem đánh răng lên vùng da cần điều trị và massage nhẹ nhàng trong ít phút.
  • Sau đó để yên cho đến khi kem đánh răng khô thì dùng bàn chải đánh răng chải nhẹ để kem bong ra và kéo mụn đầu đen theo.
  • Cuối cùng, bạn rửa mặt sạch sẽ lại với nước mát.

Tần suất thực hiện

  • Tối đa 2 lần/ tuần.
thoa kem dưỡng
Chỉ thoa kem đánh răng ở vị trí bị mụn và không nên thoa khắp mặt (Nguồn: Internet)

#5 Cách trị mụn đầu đen bằng nguyên liệu thiên nhiên

“Mụn đầu đen có tự hết được không nếu trị bằng nguyên liệu thiên nhiên?” là câu hỏi cuối mà nhiều người quan tâm trong vấn đề này. Đáp án là “Có”, khi bạn kết hợp lòng trắng trứng gà và chanh.

Lòng trắng trứng là một chất làm se tự nhiên, và hoạt động tốt như một loại toner. Nó thu nhỏ lỗ chân lông của bạn và làm cho làn da của bạn trông mịn màng và không có tì vết. Trong khi đó, nước chanh là một chất tẩy trắng tự nhiên và giúp làm sáng da của bạn. Hỗn hợp này tạo thành loại mặt nạ tự nhiên trị mụn phổ biến nhất.

Cách làm

  • Chuẩn bị 1 lòng trắng trứng gà và 1 thìa nước cốt chanh.
  • Sau khi đã làm sạch da mặt, bạn trộn đều lòng trắng trứng và nước cốt chanh thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Tiếp đến, bạn dùng cọ thoa đều hỗn hợp lên mặt, tránh vùng mắt và lông mày.
  • Nằm yên trong khoảng 10-15 phút, và bạn sẽ cảm thấy da mình căng lên khi mặt nạ khô đi.
  • Cuối cùng, rửa sạch bằng nước mát và thoa kem dưỡng ẩm.

Tần suất thực hiện

  • 1 lần/ tuần.
mụn đầu đen có tự hết không
Mặt nạ lòng trắng trứng gà và chanh là phương pháp trị mụn đầu đen được ưa chuộng (Nguồn: Internet)

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã tự tìm ra câu trả lời cho các vấn đề xoay quanh “Mụn đầu đen có tự hết được không?” rồi nhỉ.

Tham khảo thêm: mụn đầu đen có tự hết được không


Share Tweet Send
0 Comments
Loading...