[REVIEW] TOP 6 thuốc trị mụn cóc tại nhà tốt nhất

Tuy mụn cóc không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ khiến ngoại hình của bạn trông xấu đi và gây mất tự tin. Cùng review TOP 6 thuốc trị mụn cóc tại nhà an toàn!

[REVIEW] TOP 6 thuốc trị mụn cóc tại nhà tốt nhất

Mụn cóc là một tình trạng rất thường gặp ở nhiều người, mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy mụn cóc không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ khiến ngoại hình của bạn trông xấu đi và gây mất tự tin. Dù vậy, bạn đừng quá lo lắng vì chỉ cần biết cách điều trị đúng đắn thì bạn sẽ dễ dàng chấm dứt tình trạng này. Trong bài viết sau, trangda sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin hữu ích về mụn cóc và review TOP 6 thuốc trị mụn cóc tại nhà an toàn.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là một bệnh da liễu, được gây ra bởi virus Papilloma ở người (HPV). Mụn cóc thường được nhìn thấy ở những cục u nhỏ trên da, màu trắng, sần sùi và không gây đau nhức. Khi bề mặt da của bạn bị trầy xước thì virus HPV sẽ tận dụng thời cơ này để xâm nhập vào bên trong bề mặt da của bạn.

Có nhiều vị trí mọc mụn cóc và thường không cố định như mặt, bàn tay, bàn chân, cẳng chân,…Mụn cóc không gây đau và không gây nguy hiểm cho người mắc phải. Tuy nhiên, loại mụn này lại có mức độ lây lan khá nhanh chóng và gây khó chịu, mất thẩm mỹ.

Tuy nhiên, các bạn nữ cũng cần phải lưu ý rằng, một số virus có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm bởi nguy cơ ung thư cổ tử cung và đe dọa đến tính mạng.

Các loại mụn cóc phổ biến

Có nhiều loại mụn cóc khác nhau, và mỗi loại sẽ có những đặc điểm để nhận dạng. Tuy nhiên có thể tổng hợp lại một số loại mụn cóc phổ biến sau đây:

  • Mụn cóc thông thường: thường mọc trên ngón chân, ngón tay và thi thoảng ở những bộ phận khác. Bề ngoài của mụn cóc thông thường có hình tròn và khá sần sùi.
  • Mụn cóc Plantar: thường mọc ở lòng bàn chân. Mụn cóc Plantar phát triển ở bên trong da chứ không nằm ở bên ngoài. Điều này khiến chân bạn khó chịu khi đi lại.
  • Mụn cóc phẳng: có màu hồng, nâu hoặc hơi ngả vàng. Mụn cóc phẳng thường mọc ở đùi, mặt hoặc ở cánh tay. Mụn có kích thước tương đối nhỏ nên khó phát hiện.
  • Mụn cóc dạng sợi mảnh: thường mọc quanh miệng hoặc mũi, ở cổ hoặc dưới cằm. Mụn cóc dạng này có hình dạng thon dài và cùng màu với làn da.
  • Mụn cóc quanh móng: thường mọc ở dưới và xung quanh móng chân hoặc móng tay. Đây là loại mụn thường gây đau và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của móng.

Nguyên nhân bị mụn cóc

Như đã đề cập, nguyên nhân dẫn đến bị mụn cóc chính là do virus HPV ở người. Loại virus này kích thích sự tăng trưởng quá mức của keratin. Đây là yếu tố để hình thành các loại mụn ở các bộ phận trên cơ thể của chúng ta.

TOP 6 thuốc trị mụn cóc tốt nhất

1. Thuốc trị mụn cóc Duofilm của Pháp

Duofilm là một loại thuốc trị mụn cóc có xuất xứ từ Pháp. Sản phẩm có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tiêu diệt nấm và phá huỷ lớp sừng trên da. Đồng thời, lactic acid có trong sản phẩm còn giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình tăng trưởng collagen.


Chỉ cần thoa đều đặn mỗi ngày 2 lần, trong vòng khoảng 5 ngày, thì mụn cóc sẽ sớm lặn. Sản phẩm có hoạt chất BHA nên trị mụn cóc rất hiệu quả.

  • Giá tham khảo: 500.000 đồng/ lọ 15ml

2. Thuốc trị mụn cóc viêm da Bảo Phương

Thuốc trị mụn cóc viêm da Bảo Phương giống như một loại thuốc đông y, được bào chế từ những vị thuốc cổ xưa. Sản phẩm có khả năng trị mụn cóc không để lại sẹo, đồng thời không để lại vết viêm trên da.

Thuốc có dạng lỏng, màu đen và có mùi của thảo dược. Vì phần lớn được làm từ thảo dược, nên tác dụng trị mụn không quá nhanh. Bạn hãy thật kiên trì, sử dụng 2 lần một ngày trong vòng 2 tuần thì mụn cóc sẽ mau chóng biến mất.

  • Giá tham khảo: 30.000 - 40.000 đồng/ hộp

3. Thuốc trị mụn cóc Acid Trichloracetic

Thuốc trị mụn cóc Acid Trichloracetic có chứa đến 80% các hoạt chất có khả năng điều trị nhiều loại mụn khác nhau như mụn cóc, mụn thịt, sùi mào gà,…. Tuy nhiên bạn cần sự đồng ý từ bác sĩ thì mới có thể sử dụng được loại thuốc trị mụn cóc này. Sản phẩm có nồng độ hoạt chất cao nên mang lại hiệu quả rất nhanh. Thế nhưng điều này cũng dễ dẫn đến vùng da thoa thuốc bị hoại tử.

Sản phẩm có hiệu quả khá nhanh, chỉ trong vòng 4 - 5 ngày thì mụn đã bong ra. Nhưng hãy cẩn thận không để thuốc lan ra những vùng da khác.

  • Giá tham khảo: 150.000 đồng/ lọ

4. Thuốc trị mụn cóc Acid Salicylic 5%

Thuốc trị mụn cóc Acid Salicylic có chứa đến 5% hoạt chất nên có khả năng làm tiêu lớp sừng trên da. Đồng thời cũng giúp làm mềm da sau khi thoa thuốc. Sản phẩm đem lại hiệu quả rất nhanh chỉ trong vòng 3 - 4 ngày, nếu bạn sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần.

Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này thì phải lưu ý bảo vệ kỹ vùng da bôi thuốc để không bị nhiễm khuẩn. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này.

5. Thuốc trị mụn cóc Dvelinil của Nga

Thuốc trị mụn cóc Dvelinil của Nga là một sản phẩm nổi tiếng với khả năng trị được mụn thịt lẫn mụn cóc. Thoa thuốc lên vết mụn mỗi ngày 1 lần và duy trì trong khoảng 3 - 5 ngày.


Tuy nhiên sau khi thoa thuốc thì cảm giác trên da khá khô, nên bạn hãy thoa thêm kem dưỡng, kem trị sẹo và ngừng sử dụng sản phẩm nếu tình trạng mụn cóc đã khỏi.

  • Giá tham khảo: 60.000 đồng/ chai 3ml

6. Thuốc trị mụn cóc Ellgy

Thuốc Ellgy là sản phẩm xuất xứ từ Malaysia có thành phần chính là Acid Salicylic. Đây là hoạt chất phổ biến thường xuất hiện trong các sản phẩm trị mụn hiệu quả. Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm này là thuốc không chỉ trị được mụn cóc, mà còn xóa bỏ được vết chai trên tay hoặc chân.

Trước khi sử dụng thì bạn hãy vệ sinh kỹ vùng da bị mụn. Thoa thuốc vào rồi dùng dũa nhựa chà nhẹ lên phần mụn. Thực hiện đều đặn thì khoảng 3 ngày sau mụn sẽ lặn ngay tức thì. Bạn có thể thoa thêm thuốc chống sẹo để da có thể lành lặn tốt nhất.

  • Giá tham khảo: 230.000 đồng/ chai 10ml

Mụn cóc có nguy hiểm không?

Mụn cóc được gây ra bởi rất nhiều loại virus HPV khác nhau nhưng phần lớn đều là những loại virus lành tính. Thậm chí, có một số loại có thể tự lặn mà không có bất kỳ tác động nào khác.

Tuy nhiên, như đã đề cập, có một số loại virus gây nên những loại mụn có ở những vùng nhạy cảm như cổ tử cung, niệu đạo hay ống dẫn tinh. Điều này sẽ gây vô sinh, ung thư và nguy hiểm đến tính mạng.

Mụn cóc có lây không?

Vì mụn cóc được gây ra bởi virus nên đây là loại mụn có thể lây. Không chỉ lây trên chính vật chủ mà còn lây sang những người khác.

Bệnh có thể lây theo những con đường như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với da như bắt tay, ôm, hôn hay quan hệ tình dục.
  • Dùng chung đồ cá nhân của người bị mụn cóc.
  • Gãi hoặc cắn mụn cóc khiến virus lây lan hơn.
  • Mút ngón tay.
  • Cắn móng tay trong trường hợp có nhiều mụn cóc quanh móng tay.
  • Cạo lông mặt hoặc chân khi da đang bị ướt hoặc tổn thương.

Điều trị mụn cóc tại bệnh viện

Có nhiều phương pháp để điều trị mụn cóc tại bệnh viện. Tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng bệnh để bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

  • Chấm nitơ lỏng: đây là phương pháp chữa trị mụn cóc hiệu quả được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 - 2 tuần. Phương pháp này ít gây sẹo và ít làm biến đổi sắc tố da. Tuy nhiên, chấm nitơ lỏng có thể gây khó chịu khi điều trị, phồng nước và đau nhiều ngày sau khi thực hiện.
  • Đốt điện: Đây là phương pháp điều trị mụn cóc có đường kính dưới 1 cm hay nằm vị trí khó tiểu phẫu (ví dụ như ngay kẽ ngón chân, tay). Phương pháp này có một số ưu điểm như nhanh chóng, đơn giản, có thể điều trị tận gốc nhân rễ mụn cóc với chi phí khá thấp. Tuy nhiên, thời gian lành vết thương sẽ lâu hơn. Do đó, nếu chọn phương pháp điều trị này, bạn phải chăm sóc vết thương hở cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng.
  • Tiểu phẫu: Phương pháp gây tê tại chỗ điều trị mụn cóc có kích thước dưới 2 cm và ở vị trí bằng phẳng, chẳng hạn như gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân,....Ưu điểm của phương pháp này là vết thương lành nhanh hơn và ít có nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, chi phí của phương pháp này khá cao, dễ tái phát và có thể để lại sẹo.
  • Tiêm bleomycin hay interferon tại chỗ: Đây là phương pháp điều trị các trường hợp mụn cóc khó điều trị.

Hy vọng những chia sẻ từ trangda sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin để ‘đối phó’ với bệnh mụn cóc. Và đừng quên tham khảo những loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả để có hướng điều trị mụn phù hợp nhé! Chúc bạn sớm thành công!



Share Tweet Send
0 Comments
Loading...