Tẩy tế bào chết và Peeling, có gì khác nhau?

Nếu còn đang băn khoăn không biết nên chọn tẩy tế bào chết tự nhiên hay peeling để chăm sóc da thì đừng bỏ qua những thông tin bên dưới nhé !

Tẩy tế bào chết và Peeling, có gì khác nhau?
tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết và Peeling, có gì khác nhau? (Nguồn: Internet)

Nếu còn đang băn khoăn không biết nên chọn tẩy tế bào chết tự nhiên hay peeling để chăm sóc da thì đừng bỏ qua những thông tin bên dưới nhé với những giải thích cụ thể về từng phương pháp.

Bạn biết gì về tẩy tế bào chết?

tẩy tế bào chết
Tẩy tế bòa chết là việc cần thiết hàng tuần (Nguồn: Pinterest)

Tẩy tế bào chết là một trong những bước phải thực hiện mà bất cứ bạn gái nào khi chăm sóc da như sử dụng kem dưỡng hoặc serum đều không được bỏ qua. Tuy tẩy tế bào chết không được thực hiện thường xuyên nhưng tầm quan trọng của công việc này với làn da là rất lớn. Với tẩy tế bào chết cho da bạn có thể lựa chọn phương pháp:

  • Tẩy tế bào chết vật lý: Cách phổ thông cho những cô nàng thích chăm sóc da tự nhiên – dùng lực tác động trong quá trình loại bỏ tế bào chết, cặn bã, chất bã nhờn cho làn da sạch.
  • Tẩy tế bào chết hóa học: Nhờ đến sự hỗ trợ của các chất hóa học trong quá trình để loại bỏ tế bào chết, cặn bã, chất bã nhờn giúp làm sạch da.

Peeling là gì?

Peeling là gì? (Nguồn: Internet)

Peeling có nghĩa là lột, bóc ra những lớp da, biểu bì già cỗi nhằm đẩy đi những lớp bụi bẩn, bã nhờn bám trên da. Phương pháp sử dụng peeling để tẩy tế bào chết cũng được chia làm 2 loại riêng biệt:

  • Peeling dạng lột: Sử dụng như một loại mặt nạ dưỡng da kết hợp thêm bước lột mặt nạ ra với dụng cụ hỗ trợ là các loại sản phẩm có dạng gel lỏng. Thoa gel lỏng lên mặt, chờ gel khô lại thì lột ra. Lớp mặt nạ đưuọc lột ra sẽ kéo theo bụi bẩn, da chết, chất bã nhờn…
  • Peeling dạng kì: Bạn cũng sẽ phải sử dụng đến các loại mỹ phẩm chuyên dụng được điều chế ở dạng nước hoặc gel. Sau khi thoa lên mặt, phần gel sẽ từ từ vón cục lại với những bụi bẩn, da chết, chất bã nhờn…

Peeling có tốt cho việc chăm sóc làn da?

tẩy tế bào chết
Peeling tốt, nhưng cũng cần lưu ý một số điều khi thực hiện (Nguồn: Pinterest)

Với mục đích làm sạch da và chăm sóc da thì peeling hoàn toàn tốt, nhưng để chọn có nên áp dụng để chăm sóc da hay không thì còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Bạn gái mình cần cân nhắc và tìm hiểu trước khi thực hiện nhé!

  • Độ “nặng đô” của peeling được đánh giá là khá nhẹ do không tác dụng triệt để lên da, đặc biệt là để tẩy tế bào chết da mặt ở những vùng như khóe mũi, khóe miệng.
  • Nếu vô tình và không cẩn thận, bạn sẽ làm gel peeling dính vào lông mày, chân tóc… Lúc này thì quyết định lột luôn cả phần lông mày và tóc sẽ làm bạn “đau khổ” lắm đấy !
  • Khác với những hạt nhựa công nghiệp có trong các sản phẩm tẩy tế bào chết khác, sản phẩm dành cho phương pháp peeling không gây tổn hại cho da bởi sự chà xát của các hạt nhựa với da là không hề có.
  • Phương pháp peeling sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những cô nàng đang chăm sóc da nhạy cảm, da kích ứng… vì động tác thực hiện hoàn toàn êm ái, nhẹ nhàng, không cào xước trên da.

Ưu điểm và nhược điểm khi Peeling là gì?

1. Ưu điểm

Ưu điểm (Nguồn: Internet)
  • Có thể điều trị tất cả các loại mụn, quá trình peel da có thể ngăn ngừa khả năng mụn tái phát và kích thích tế bào phát triển nhanh chóng hơn.
  • Peel da là quá trình gây nên những vi tổn thương trên bề mặt da, giúp đẩy mụn, thúc đẩy sản sinh collagen và không để lại sẹo.
  • Quá trình này chỉ gây nên cảm giác châm chích nhẹ trong khoảng 5-10 phút mà không hề gây đau.
  • So với nhiều phương pháp điều trị mụn thông thường thì peel da sẽ có liệu trình ngắn hơn.
  • Sau khi áp dụng phương pháp này bạn không cần phải tốn thời gian nghỉ dưỡng chăm da nhiều vì các thành phần thuốc sử dụng đa phần từ thiên nhiên.
  • Không sợ mụn tái phát, nếu sau khi peel da bạn chăm da một cách khoa học.

2. Nhược điểm

Nhược điểm (Nguồn: Internet)

Phương pháp điều trị mụn nào cũng vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Cần phải lựa chọn cơ sở hay phòng khám uy tín để gửi gắm làn da, để tình trạng da không phải tồi tệ hơn.
  • Chăm sóc da sau khi peel sẽ rất quan trọng và cần sự đầu tư.
  • Không nên quá lạm dụng phương pháp này vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của làn da.

Các trường hợp nên và không nên peeling da là gì?

1. Trường hợp nên peeling da

Trường hợp nên peeling da (Nguồn: Internet)

Phương pháp này dành cho tất cả nam và nữ và hầu như các tình trạng như:

  • Da mụn: Mụn ẩn, mụn bọc, mụn đầu đen, da thâm…
  • Da nhiều dầu, lỗ chân lông to.
  • Nám, sạm, sẹo thâm.
  • Da không đều màu, cháy nắng.

2. Trường hợp không nên peeling da

Trường hợp không nên peeling da (Nguồn: Internet)
  • Bạn đang có làn da bị nhiễm khuẩn, có vết bỏng hay vết thương hở.
  • Phụ nữ có thai hay đang cho con bú.
  • Nếu bạn đang dùng Accutane trong vòng 6 tháng cũng không được thực hiện phương pháp này.
  • Các bệnh lý về da liên quan đến vảy nến, chàm da, viêm da hay trứng cá đỏ.
  • Bạn đang trong thời gian sử dụng thuốc uống hay sản phẩm dưỡng da có chứa thành phần Retin A.Renova.
  • Bạn đang sử dụng sản phẩm có thành phần từ vitamin C, axit khác có công dụng làm sáng da trong vòng 48 tiếng.

Peeling da có mấy cấp độ?

Peeling da thường có 3 cấp độ là peel da nông, peel da trung và peel da sâu.

1. Peel nông

Peel nông (Nguồn: Internet)

Đây chỉ là cấp độ nhẹ nhất của phương pháp này, chỉ tác động lên bề mặt của làn da, giúp làm sạch và lấy đi tế bào da chết. Kết quả làm trắng sẽ không cao ở cấp độ peel da nông này, nhưng sẽ có hiệu quả đẩy mụn nếu bạn đang trong quá trình điều trị mụn ẩn.

2. Peel trung

Peel trung (Nguồn: Internet)

Cấp độ này sẽ “nặng đô” hơn một chút vì sẽ tác động đến sâu nhất của tầng biểu bì của da. Lấy đi tế bào da chết, da sẽ bong tróc trong vài ngày và dần dần hình thành làn da mới. Đây là cấp độ peel da phù hợp cho những cô nàng đang muốn làm trắng da nhanh chóng.

3. Peel sâu

Peel sâu (Nguồn: Internet)

Đây là cấp độ peel da nặng nhất và cần được sự thăm khám, chỉ định của các bác sĩ hay chuyên gia da liễu. Cấp độ này sẽ tác động vào tầng hạ bì của làn da, hiệu quả mang lại là điều trị tình trạng sẹo rổ, thâm mụn, lỗ chân lông to, nếp nhăn hay làm trắng da…

Các hoạt chất hoạt động khi Peeling là gì?

1. Alpha Hydroxy Acid (AHA)

AHA là một nhóm các axit gốc nước được chiết xuất từ thực phẩm. Ví dụ Glycolic Acid được chiết xuất từ mía đường, Latic Acid có trong sữa chua, Citric Acid có trong các loại quả thuộc họ cam quýt, Malic Acid là axít trong táo, Tartaric Acid được tìm thấy trong quả nho… Với công dụng hỗ trợ tẩy tế bào chết, điều trị nám, mụn, sẹo mụn và làm sáng da.

2. Salicylic Acid (BHA)

BHA là một dạng axit gốc dầu và vì đặc tính này nên dễ dàng xuyên qua các lỗ chân lông, phá vỡ tế bào chết trên da đã dính chặt. Từ đó loại bỏ bã nhờn gây tắc nghẽn và kiểm soát được lượng dầu thừa hiệu quả. Bạn nên biết rằng trong y khoa thì SA được dùng như một chất kháng viêm và giảm sưng.

3. Tricloacetic Acid (TCA)

Tricloacetic Acid (TCA) (Nguồn: Internet)

TCA chính là một dạng của Axit hữu cơ với công dụng tái tạo cấu trúc da mới. Nó mang đến hiệu quả trẻ hoá làn da, xoá nếp nhăn, thay đổi sắc tố. Loại axit này sẽ được sử dụng ở các nồng độ khác nhau tuỳ vào mục đích điều trị.

Trên đây là những thông tin về sự giống và khác của tẩy tế bào chết và Peeling. Bạn gái nhà mình đã lựa chọn được phương thức tẩy thích hợp nào cho da chưa? Theo dõi trangda mỗi ngày để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích về chuyện làm đẹp bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Tẩy tế bào chết và Peeling có gì khác nhau? | Đẹp365


Share Tweet Send
0 Comments
Loading...