Cách phục hồi da bị cháy nắng sạm đen, cho làn da trắng sáng

Mùa hè là thời điểm khiến làn da chịu nhiều tác động nhất từ ánh nắng mặt trời. Phổ biến nhất chính là tình trạng da bị cháy nắng đen sạm, khiến bao công sức chăm sóc da bị “đổ sông đổ biển”. Vậy có cách nào phục hồi nhanh làn da cháy nắng không?

Cách phục hồi da bị cháy nắng sạm đen, cho làn da trắng sáng

Mùa hè đến cùng bao điều thú vị đang chờ đón bạn. Thế nhưng, đây cũng là thời điểm khiến làn da chịu nhiều tác động nhất từ ánh nắng mặt trời. Phổ biến nhất chính là tình trạng da bị cháy nắng đen sạm, khiến bao công sức chăm sóc da bị “đổ sông đổ biển”. Vậy có cách nào phục hồi nhanh làn da cháy nắng không? Cùng tìm hiểu những giải pháp do trangda gợi ý nhé!

Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng đen sạm?

Hầu như ai cũng biết nếu hoạt động dưới ánh nắng quá lâu sẽ dẫn đến nguy cơ da bị cháy nắng đen sạm. Nhưng nguyên nhân thực sự cho tình trạng này là do đâu?

Ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím, được phân thành nhiều nhóm khác nhau. Trong đó, hai nhóm chính có ảnh hưởng trực tiếp đến làn da chính là tia UVA và UVB. Tia UVA có khả năng gây tổn thương và làm lão hóa da. Trong khi đó, tia UVB lại là tác nhân chính gây nên tình trạng bỏng da. Nếu tiếp xúc với cả hai loại tia này quá lâu, da bạn sẽ gặp rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn các vấn đề về da, thậm chí bao gồm cả tình trạng ung thư da. Bên cạnh đó, tia UV cũng kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin (thành phần hình thành nên sắc tố da), khiến da bị sạm đen.
Đây là cơ chế tự vệ của cơ thể giúp da hạn chế những tổn thương do ánh nắng gây ra. Tuy nhiên, nếu hàm lượng melanin trong cơ thể không đáp ứng đủ, tia UV sẽ khiến da bị cháy nắng, bỏng rát, đỏ và bong tróc.

Dấu hiệu nhận biết làn da bị cháy nắng?

Rất dễ để nhận thấy làn da bị cháy nắng thông qua các biểu hiện sau: đỏ ửng, nóng rát, sưng nề, ngứa và đau. Ở tình trạng nặng hơn, da có thể xuất hiện các bọng nước nhỏ. Đồng thời, cơ thể có phản ứng sốt cao, nôn mửa và lừ đừ nếu bị cháy nắng nghiêm trọng.

Hầu như bộ phận nào trên cơ thể khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng đều có thể bị tổn thương, kể cả những vị trí được che chắn bằng các chất liệu mỏng. Thông thường, phản ứng cháy nắng sẽ xuất hiện vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và kéo dài đến vài ngày sau đó. Nếu không quá nghiêm trọng, cơ thể sẽ tự chữa lành thông qua cơ chế làm bong lớp da bị tổn thương và thay da mới.

Da bị cháy nắng phải làm sao? Cách khôi phục làn da trắng?

Thực tế có khá nhiều cách đơn giản để làm dịu và phục hồi làn da bị cháy nắng. Bạn có thể sử dụng một số loại nguyên liệu đơn giản, có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu.

Nước mát

Cháy nắng có thể được xem như tình trạng bỏng nhẹ. Do đó, bạn cần xử lý bằng cách làm hạ nhiệt độ của khu vực bị ảnh hưởng nhanh nhất có thể. Cách đơn giản chính là làm mát bằng nước. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước hồ bơi vì lượng clo được hòa tan có thể khiến da bị kích ứng. Cũng không nên sử dụng đá lạnh vì nhiệt độ quá thấp cũng gây nên nhiều tổn thương hơn cho da.

Baking soda và bột yến mạch

Cách sử dụng baking soda và bột yến mạch để làm dịu da bị cháy nắng rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha vài muỗng baking soda vào nước mát, sau đó ngâm mình khoảng 15 đến 20 phút. Đừng quên bổ sung thêm bột yến mạch để làm dịu tình trạng kích ứng và bổ sung độ ẩm tự nhiên cho làn da. Lưu ý, ở khu vực da bị cháy nắng không nên chà xát mạnh. Thay vào đó chỉ nên thấm nước bằng vải mềm.

Nha đam

Gel nha đam có tác dụng làm dịu da vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy lớp gel bên trong rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Việc này giúp làm hạ nhiệt độ, đồng thời làm dịu da và cung cấp độ ẩm cần thiết. Từ đó, đẩy lùi tình trạng cháy nắng nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp sau để bảo vệ da sau khi đã xử lý tạm thời bằng các nguyên liệu trên:

  • Mặc quần áo mỏng nhẹ giúp da khô thoáng và hạn chế cọ xát gây trầy xước.
  • Uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cần thiết cho da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng bong tróc tại các vùng da bị tổn thương.

Các biện pháp bảo vệ da

Để hạn chế tình trạng da bị cháy nắng dưới thời tiết nắng nóng, bạn nên chú ý những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Hạn chế hoạt động dưới ánh nắng mặt trời từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đây chính là thời điểm bức xạ mặt trời ở mức cao nhất, khiến nguy cơ da bị cháy nắng dễ xảy ra hơn rất nhiều.
  • Không nên sử dụng các loại giường tắm nắng vì nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tia cực tím từ các loại giường này cũng rất cao.
  • Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, có khả năng chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF tối thiểu từ 30 trở lên. Nên bôi kem chống nắng với lượng vừa đủ khoảng 20-30 phút trước khi ra ngoài để sản phẩm phát huy tác dụng. Đồng thời, nên bôi lại sau mỗi 2 tiếng để duy trì hiệu quả bảo vệ da.
  • Nên mang kính râm để bảo vệ vùng mắt.

Mất bao lâu để phục hồi da bị sạm đen do cháy nắng?

Để phục hồi da bị cháy nắng, sạm đen bạn cần căn cứ vào mức độ tổn thương cụ thể.

  • Da cháy nắng nhẹ cần từ 3-4 ngày để hồi phục.
  • Da bị cháy nắng ở mức độ vừa cần khoảng 7-10 ngày để hồi phục.
  • Da cháy nắng nặng phải cần từ 2-3 tuần mới có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nghiêm trọng cần có sự can thiệp điều trị y tế.

Đối tượng có nguy cơ dễ bị cháy nắng?

Dựa trên sắc tố da, người ta phân loại thành 6 nhóm tương ứng với nguy cơ dễ bị cháy nắng khi tiếp xúc với tia UV.

Đa số những người có da thuộc loại I (da trắng tái, mắt xanh da trời hoặc hạt dẻ, tóc vàng hoặc tóc đỏ) là nhóm có nguy cơ bị cháy nắng cao nhất. Ngược lại, những người thuộc nhóm VI (da nâu sẫm hoặc đen) sẽ ít bị cháy nắng nhất. Bên cạnh đó, nhóm có nguy cơ cháy nắng cao còn bao gồm:

  • Những người sống ở khu vực gần đường xích đạo.
  • Người sống ở khu vực cao (khi lên cao từ 300 mét, bức xạ UV sẽ tăng 4%)
  • Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Da bị cháy nắng lâu dài để lại hậu quả gì?

Bên cạnh tình trạng sạm đen, phồng rộp, khô hay bong tróc, da bị cháy nắng còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác như:

  • Tình trạng da lão hóa sớm, xuất hiện nếp nhăn.
  • Da bị đốm nâu và tàn nhang.
  • Xuất hiện các tổn thương tiền ác tính (da bị dày sừng)
  • Nguy cơ bị ung thư da.


Có thể thấy, da bị cháy nắng có thể xuất hiện rất nhiều các nguy cơ lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, hãy biết cách chăm sóc và bảo vệ da trong thời tiết nắng nóng, để luôn sở hữu làn da khỏe mạnh, mịn màng.


Share Tweet Send
0 Comments
Loading...